Digital Transformation & Business Survival

Chuyển đổi số là cánh cửa sống còn của Doanh nghiệp ?

Chuyển đổi số 'cánh cửa' sống còn của Doanh nghiệp. Có thật sự nghiêm trọng đến vậy không?  và khái niệm chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) được định nghĩa là quá trình sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, từ đó tạo ra những cơ hội và giá trị mới cho doanh nghiệp. Sử dụng công nghệ số trong các quy trình kinh doanh mới, hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh cũ, trong đó có cả thay đổi văn hóa làm việc, nâng cao trải nghiệm khách hàng để đáp ứng yêu cầu của kinh doanh và thích ứng theo sự biến đổi của thị trường, giúp giảm được chi phí vận hành, đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh, chuyển đổi số là sự chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang dùng kỹ thuật số để tiết kiệm thời gian và kinh phí, chứ không phải là số hóa những tài liệu giấy tờ đã có dưới dạng PDF hay ảnh rồi lưu trữ vào máy tính. Cụ thể hơn chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, làm việc và phương thức sản xuất với các công nghệ số. Quá trình chuyển đổi số thường được nhìn theo ba cấp độ: Số hóa, Xác định mô hình hoạt động và Chuyển đổi.




Bản chất của cấp độ số hoá là biến đổi. Các thực thể sau khi số hoá có thể nối với nhau trên Internet, tạo nên không gian số. Kết nối này dẫn đến khả năng các hoạt động của con người đều có thể được điều khiển và tính toán dựa trên phiên bản số của các thực thể. 

Sau nguy có cơ. Đại dịch cũng là cơ hội cho chuyển đổi số, cơ hội và cả sự bắt buộc tất yếu, chuyển qua cách làm hoàn toàn mới, trong đó tính sáng tạo trong xác định mô hình hoạt động sẽ là yếu tố đột phá. 

 

Trong bối cảnh Covid-19, dưới những thay đổi mang tính bắt buộc như giãn cách xã hội hay xu hướng làm việc tại nhà, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tìm đến các giải pháp chuyển đổi số để kết nối và duy trì hoạt động của mình. Bài toán được đặt ra lúc này sẽ là “chuyển đổi số hay chết và chuyển đổi số như thế nào để tồn tại”.




Tất nhiên là cần phải có thêm áp lực để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp được diễn ra một cách nhanh chóng nhằm sớm mang lại hiệu quả. Có thể lấy ví dụ Covid-19 buộc doanh nghiệp phải tìm cách làm việc từ xa, thậm chí tiếp cận khách hàng cũng từ xa, vậy nếu doanh nghiệp chưa có nền tảng, chưa có kênh bán hàng thì việc này quả thật rất khó, làm sao khách hàng tìm thấy sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp chứ chưa tính đến việc sẽ tiếp cận khách hàng một cách chủ động và chọn lọc. Hay như quy định về hoá đơn điện tử cũng đã 'ép' Doanh nghiệp chuyển đổi số mảng này. Vì vậy, có thể cơ quan quản lý cần thêm chính sách để đốc thúc cho doanh nghiệp chuyển đổi số  . 

 

Hiện nay không ít Doanh nghiệp Việt còn đang thiếu công cụ thanh toán số xuyên biên giới. yếu điểm đó đã khiến nhiều hợp đồng tỷ USD của Doanh nghiệp tuột khỏi tay trong tích tắc, trong khi có được hợp đồng trong bối cảnh dịch bệnh lúc này rất quý giá với sự tồn tại của Doanh nghiệp.

 

Nút thắt trong chuyển đổi số lĩnh vực xuất nhập khẩu mà các Doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải là thiếu công cụ truy xuất nguồn gốc hàng hoá, các thủ tục hải quan,... làm giảm đi cơ hội đưa sản phẩm tới các thị trường lớn như EU khi EVFTA đã có hiệu lực.




Cần nói thêm về EVFTA, đây có thể nói là Hiệp định thương mại lớn và thành công, đáng chờ đợi nhất của chính phủ và toàn thể khối Doanh nghiệp trên cả nước. EVFTA mở ra thị trường giao thương cực lớn và tiềm năng với Liên minh châu Âu EU. Nói đúng hơn EVFTA được ví giống như một "tuyến cao tốc" quy mô lớn nối liền Việt Nam với EU, tuyến đường đã thông bây giờ vấn đề chỉ còn nằm ở phía các Doanh nghiệp, Doanh nghiệp phải tự làm mới chính mình, nâng cấp tiêu chuẩn và quy mô thì mới có đủ điều kiện để tham gia lưu thông trên "tuyến cao tốc" ấy. Vì đơn giản có thể hiểu là xe thô sơ sẽ không được phép lưu thông trên cao tốc.


Hiện nay xuất nhập khẩu xuyên biên giới chiếm khoảng 25% tổng doanh thu và có mức tăng gấp đôi so với mức tăng trưởng chung của ngành thương mại điện tử toàn cầu. 


Thương mại điện tử ( TMĐT ) đã hiện thực hóa một nền thương mại không biên giới trên cả hai góc độ không gian và thời gian. Theo đó, cả người sản xuất và tiêu dùng có thể "cưỡi mây về gió".




Nhưng với số đông các doanh nghiệp Việt hiện nay là các doanh nghiệp SME và thậm chí là SMEs nên trước khi đẩy mạnh ngạch xuất nhập khẩu nên có một bước đi vững chắc và mới mẻ ở thị trường trong nước. Tại sao lại gọi là bước đi mới mẻ vì không ít các Doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động theo quy trình vận hành truyền thống, kinh doanh theo lối mòn truyền thống, minh chứng là Doanh nghiệp luôn dựa vào các mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng và bán hàng, thậm chí rất nhiều Doanh nghiệp không có website, không có kênh bán hàng hay tối thiểu là thông tin giới thiệu về doanh nghiệp trên nền tảng Internet, giúp các đối tác, khách hàng tìm thấy thông tin. Vậy thật khó để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô doanh nghiệp nếu không thay đổi. Nhưng cũng đừng vội số hóa, hay thế giới hóa, đừng vội hòa mình khi mà nền tảng kinh doanh trong nước và kênh bán hàng trong nước của Doanh nghiệp vẫn còn non kém, sơ sài và chưa có sự quyết tâm, đầu tư nghiêm túc..


Chuyển đổi hay số hóa là cả một quy trình, bước tiến dài nên nó cần được đầu tư và chuẩn bị nghiêm túc. Dĩ nhiên Doanh nghiệp bắt buộc phải làm nhưng làm bằng cách nào để đúng hướng, hiệu quả mới là điều quan trọng, sự cấp thiết lúc này là Doanh nghiệp nên chuẩn bị và đi từng bước tiến nhỏ trước khi muốn hoàn tất một quy trình lớn.


 Có thể thấy sự thay đổi, trợ lực của kinh tế số trong bối cảnh hiện nay sẽ giúp Doanh nghiệp nhỏ thay thế dần tập đoàn lớn chuyên sản xuất dây chuyền hàng loạt trên thế giới.


Theo các chuyên gia, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, Doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp. Rất nhiều câu chuyện thành công khi Doanh nghiệp xuất khẩu trực tuyến (B2B)




Nhưng "Tư duy 'sợ mất mát, ngại thay đổi' chính là rào cản lớn nhất lúc này cho sự chuyển đổi số của Doanh nghiệp.


Muốn thực hiện thương mại điện tử, chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu thành công, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, trách nhiệm của Chính phủ là phải tạo ra hệ thống thể chế hiện đại với các quy định pháp luật phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng. Còn Doanh nghiệp, phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững và bao trùm.


Theo TS. Lê Xuân Sang, TMĐT mang lại nhiều lợi thế cho Doanh nghiệp, đặc biệt TMĐT Việt Nam đang có nhiều điều kiện tốt để phát triển trong thời gian tới. Minh chứng là trong thời điểm xảy ra dịch Covid-19 khiến hầu hết Doanh nghiệp trong các ngành nghề chịu nhiều thiệt hại nhưng riêng TMĐT vẫn là một “điểm sáng” hiếm hoi. Trong thời gian dịch bệnh, doanh số bán hàng của các Doanh nghiệp cho khách hàng cá nhân tăng lên đỉnh điểm, đặc biệt hơn là doanh số bán hàng giữa Doanh nghiệp và Doanh nghiệp có đầu tư cho các nền tảng kết nối thương mại. 




Theo đó, việc tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong thời đại CMCN 4.0 và chuyển đổi số là một quá trình với rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải đi đồng thời cả “2 chân” là “thoát cũ” và “xây mới”. Để chuyển đổi hoàn toàn trong một thời gian ngắn không hề dễ dàng, tuy nhiên buộc phải làm. Điều này đúng với Việt Nam đang ở vào thời điểm phát triển có tính bước ngoặt, với khát vọng “vượt qua bẫy thu nhập trung bình thấp” để nhanh chóng bắt kịp và tiến cùng thời đại.


Các doanh nghiệp phải sẵn sàng hoạt động trên nền tảng số. Làm sao để mỗi nhân viên của một công ty có thể làm việc, kết nối được với nhau. Làm sao để tương tác trực tuyến với nhà cung cấp, đối tác, đặc biệt là khách hàng đó là những xu thế sẽ thay đổi rất nhiều cách thức hoạt động của các Doanh nghiệp Việt hậu Covid-19.


 Có thể đúc kết lại như sau : Quá trình chuyển đổi số phải trả lời được ba câu hỏi, cũng có thể xem là ba thách thức sau đây.


Câu hỏi thứ nhất, tại sao lại phải làm việc này? Câu hỏi thứ hai, làm như vậy sẽ giúp giải quyết được những vấn đề gì cho Doanh nghiệp? Câu hỏi thứ ba, để làm được việc đấy thì Doanh nghiệp phải thay đổi những gì? 


Riêng đối với Doanh nghiệp Việt Nam, thì nhận thức về chuyển đổi số là rất quan trọng. Chẳng hạn, phải nhìn thấy chuyển đổi số là cơ hội tiếp cận thị trường rất nhanh chóng. Doanh nghiệp Việt Nam phải nhìn thấy việc họ không phải đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phức tạp mà lại có những công cụ để sẵn sàng chuyển đổi số nhờ dựa vào các nền tảng TMĐT B2B như Tiki.vn  - TradeLine.vn




Khi nói đến truyền thông B2B tại Việt Nam, ngành công nghiệp đã và đang chứng kiến ​​sự chuyển đổi sang kinh doanh sỉ, kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số. Những thay đổi này bao gồm luôn cả việc marketing các sản phẩm, giờ đây công việc này không còn là quá trình tĩnh nữa do công nghệ đang liên tục phát triển. 


 Dùng công nghệ để giải quyết những vấn đề đó chính là không gian cho sáng tạo. Những lời giải hay nhất, hiệu quả nhất thường đến từ nơi không ngờ nhất. đó chính là các nền tảng ứng dụng B2B trong nước. Chuyển đổi số sẽ giúp Doanh nghiệp thành công, nếu ai nhận thức sớm, triển khai nhanh quá trình chuyển đổi thì thành công càng đến sớm. Còn nếu đi ngược so với xu thế thị trường, xu thế của thế giới chắc chắn Doanh nghiệp đó sẽ bị loại bỏ, đào thải khỏi cuộc chơi.


Nguồn : https://www.tradeline.vn/chuyen-doi-so-van-de-song-con-cua-doanh-nghiep-450

Digital Transformation & Business Survival
Nguyễn Nguyên Anh (Tom) 10 tháng 8, 2020
Chia sẻ bài này
Tag
Lưu trữ


Nhận định giá trị giải pháp ERP
Chi phí hay Tài sản ?
Chat with us
Call me back